SeHTF
Chào mừng các bạn ghé thăm Se 2nt
Để dễ dàng trong việc tham khảo ý kiến mọi người thì các bạn cần đọc thông tin về nội quy cũng như là phải có một tài khoản cá nhân trên 4rum. Mong rằng sau một ngày làm việc căng thẳng thì Se2nt sẽ là điểm đến cho các bạn cùng giải toả stress nhé.
Nếu các bạn có vấn đề gì có thể liên hệ qua Yahoo : anhlinh01678914801 và TV để được tư vấn và hỗ trợ.

Join the forum, it's quick and easy

SeHTF
Chào mừng các bạn ghé thăm Se 2nt
Để dễ dàng trong việc tham khảo ý kiến mọi người thì các bạn cần đọc thông tin về nội quy cũng như là phải có một tài khoản cá nhân trên 4rum. Mong rằng sau một ngày làm việc căng thẳng thì Se2nt sẽ là điểm đến cho các bạn cùng giải toả stress nhé.
Nếu các bạn có vấn đề gì có thể liên hệ qua Yahoo : anhlinh01678914801 và TV để được tư vấn và hỗ trợ.
SeHTF
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Top posting users this month
No user

Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 58 người, vào ngày Wed Aug 02, 2017 7:50 pm

Nghĩ về người thầy thuốc

Go down

22052010

Bài gửi 

Nghĩ về người thầy thuốc Empty Nghĩ về người thầy thuốc




Nghĩ về người thầy thuốc




TT - Nghề y là một nghề hết sức đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sinh mạng của con người nên phải được huấn luyện rất lâu, rất kỹ, mà giai đoạn đầu đã phải mất ít nhất 6-8 năm ở trường đại học, sau đó còn phải học thêm 3-4 năm nữa để có thể thành một thầy thuốc có đủ năng lực hành nghề.



Rồi phải thêm chừng 10 năm kinh nghiệm mới có thể gọi là thấu đáo, vững vàng trong nghề nghiệp.



Trong huấn luyện, họ phải rèn tập những kỹ năng gần như "máy móc hóa": một làn dao, một mũi kim đều không thể ngẫu hứng tình cờ. Họ cũng phải học cả những thái độ, cử chỉ, cách ứng xử với từng trường hợp - giờ giấc hoạt động của họ được lên khuôn - chương trình hóa một cách chính xác… Rồi cả cách ăn mặc, cách nói năng. Rồi những tiêu chuẩn, những đòi hỏi trong phẩm chất đạo đức.



Họ chịu trách nhiệm về phần xác và cả phần hồn của thân chủ. Một sự chậm trễ, thờ ơ của họ có thể làm chết người. Một sự cẩu thả của họ trong lời ăn tiếng nói có thể gây nỗi đau cho người khác. Chỉ có họ mới đang đêm khuya khoắt người ta có thể dựng dậy để nghe mô tả về phân, về nước ối, về sự khó ở của mình. Và cũng chỉ có họ mới được người ta tin cậy thổ lộ hết tâm can, những đau đớn về thể chất, tinh thần, cũng như sẵn sàng cởi bỏ quần áo để được thăm khám không chút e dè bởi tin rằng họ đã thề trước ông tổ nghề y là không bao giờ tiết lộ bí mật của người bệnh. Có những điều người bệnh không thể nói với ai dù là cha mẹ, vợ chồng, con cái mà chỉ nói được với người thầy thuốc!



Để rèn luyện một nghề nghiệp như vậy, họ - ngay từ những ngày đầu - đã được khoác lên người chiếc áo blouse trắng, bỏ đi bộ quần áo quen thuộc, nếp sống cũ ở ngoài kia. Họ mày mò với xác chết, với các bộ xương người, họ qua lại trong môi trường đầy không khí trang nghiêm, trách nhiệm cao - sơ sẩy là chết người. Họ tập nghe tiếng rên la, tập nhìn con người trần trụi, tênh hênh với những sự thật phũ phàng, với những đớn đau của nó. Để rồi ngày tháng dần qua, họ đổi thay lúc nào không hay, họ nói năng như mệnh lệnh, họ nhìn như quan sát, họ hỏi như điều tra, họ bình tĩnh đến lạnh lùng, họ che giấu cảm xúc rất khéo léo - nghĩa là họ thành một con người khác: một bác sĩ, một người thầy thuốc!



Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là một mối quan hệ đặc biệt. Người bệnh đến với thầy thuốc không phải để tìm kiếm thuốc men hay những thông tin liên quan đến bệnh tật, mà còn mang theo cả những nỗi băn khoăn, lo lắng, sợ hãi… Và như vậy, nhiều khi chỉ cần một câu nói, một cái nhìn, một bàn tay… của người thầy thuốc cũng đủ giải quyết vấn đề của người bệnh!

Một bệnh nhân đang âu lo, sợ hãi, mất ăn mất ngủ vì nghĩ mình bị ung thư chỉ cần bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng rồi kết luận "không phải ung thư đâu!", "đừng lo!" thì gánh nặng tức khắc được đặt xuống, mọi việc hoàn toàn đổi khác mà không cần đến một viên thuốc! Thế nên người có bệnh vẫn sẵn sàng lội suối trèo non tìm đến người thầy thuốc giỏi để chữa, không phải vì cơ ngơi bề thế, trang thiết bị tân kỳ mà chính vì kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm tích lũy và tình người thấm đẫm kia của họ.



Người thầy thuốc nào khi bước vào trường y cũng với tâm nguyện vì người, đó là một thiên hướng trong việc chọn nghiệp chứ không phải là một sự đầu tư...! Nghề y không thể coi là một ngành kinh doanh, một mũi nhọn kinh tế, vì nếu như thế người ta sẽ nghĩ đến việc khai thác tối đa lợi nhuận trên sức khỏe con người! Người thầy thuốc thường mất ăn mất ngủ trước một ca bệnh lý, thường bứt rứt ăn năn dài lâu trước một lỡ lầm đôi khi không sao tránh khỏi trong lúc hành nghề! Xã hội cần tôn trọng và đánh giá đúng sự đóng góp của người thầy thuốc để giúp họ sống xứng đáng với vai trò, chức năng mà xã hội đã giao phó.



BS. ĐỖ HỒNG NGỌC (Theo Tuổi Trẻ Online)
BS Se S2T
BS Se S2T
Chuyên viên an ninh Se S2T
Chuyên viên an ninh Se S2T

Nam Con Giáp : Scorpio
Tuổi giáp Trung Hoa : Horse
Tổng số bài gửi : 797
Điểm Se S2T : 115494
Sinh Nhật : 03/11/1990
Tham gia ngày : 29/04/2010
Tuổi : 33
Đến từ : Thành Phố Hoa Hồng

Huy chương
Sức mạnh:
Nghĩ về người thầy thuốc Left_bar_bleue100/100Nghĩ về người thầy thuốc Empty_bar_bleue  (100/100)
Điểm SeS2T:
Nghĩ về người thầy thuốc Left_bar_bleue35/50Nghĩ về người thầy thuốc Empty_bar_bleue  (35/50)

Về Đầu Trang Go down

Share this post on: reddit
- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết