SeHTF
Chào mừng các bạn ghé thăm Se 2nt
Để dễ dàng trong việc tham khảo ý kiến mọi người thì các bạn cần đọc thông tin về nội quy cũng như là phải có một tài khoản cá nhân trên 4rum. Mong rằng sau một ngày làm việc căng thẳng thì Se2nt sẽ là điểm đến cho các bạn cùng giải toả stress nhé.
Nếu các bạn có vấn đề gì có thể liên hệ qua Yahoo : anhlinh01678914801 và TV để được tư vấn và hỗ trợ.

Join the forum, it's quick and easy

SeHTF
Chào mừng các bạn ghé thăm Se 2nt
Để dễ dàng trong việc tham khảo ý kiến mọi người thì các bạn cần đọc thông tin về nội quy cũng như là phải có một tài khoản cá nhân trên 4rum. Mong rằng sau một ngày làm việc căng thẳng thì Se2nt sẽ là điểm đến cho các bạn cùng giải toả stress nhé.
Nếu các bạn có vấn đề gì có thể liên hệ qua Yahoo : anhlinh01678914801 và TV để được tư vấn và hỗ trợ.
SeHTF
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Top posting users this month
No user

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 58 người, vào ngày Wed Aug 02, 2017 7:50 pm

MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN

Go down

21052010

Bài gửi 

MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN Empty MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN




MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN


A. ĐẠI CƯƠNG :

Trong lâm sàng thực nghiệm, đối với các thầy thuốc YHCT, một trong những yếu tố chẩn đoán được coi là khó nhất, đó là việc xem mạch. Mạch tượng (hình thể của mạch) vừa là thực tại (sờ, bắt được) nhưng cũng rất trừu tượng. Xét về từng ý nghĩa của mạch, mỗi loại mạch có thể chủ một loại bệnh khác nhau. Ngoài ra mạch ở các vị trí khác nhau cũng biểu hiện bệnh lý khác nhau.

Chữ MẠCH theo nguyên nghĩa có thể hiểu là:

1- Chữ Mạch một bên là chữ Huyết () một bên là chữ Phái ( ) là ngành, là chi phái nhánh), ý nói rằng mạch là một nhánh của huyết, ở trong đó, huyết lưu thông.

2- Một bên là chữ Huyết () một bên là chữ Vĩnh ( ) là lâu dài, ý nói có mạch thì có thể còn sống lâu dài (mất mạch, mạch không đập nữa là chết).

3- Một bên là chữ Nhục () một bên là chữ ( ) là lâu dài, ý nói có mạch thì sống lâu (không còn mạch thì chết).

Như vậy, theo YHCT, mạch là biểu hiện của Khí, Huyết, lưu hành ngày đêm khắp cả cơ thể con người.

Theo YHCT, chẩn mạch là thầy thuốc dùng ngón tay của mình, bắt mạch của người bệnh để phân biệt mạch tượng rồi kết hợp với các phép Vọng (nhìn), Văn (nghe), Vấn (hỏi), để chẩn đoán âm dương biểu lý, hàn nhiệt, hư thực của bệnh chứng.

Chẩn đoán mạch tượng có thể hiểu rõ được sự biến hóa của bệnh, theo đó mà phân biệt chứng hậu, mặt khác lại có thể dò được sự thường hoặc biến của khí huyết, theo đó mà suy đoán được sự thịnh suy của chính khí, làm cho thầy thuốc có thể nắm vững được diễn biến trên lâm sàng”.

B- CƠ CHẾ CỦA MẠCH

Mạch với Tâm có quan hệ với nhau theo từng nhịp thở. Tâm lại có quan hệ mật thiết với toàn bộ cơ thể. Vì vậy, cơ thể bị bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mạch.Mạch là phủ của huyết, mạch Trường thì khí được trường, mạch Đoản thì khí bị bệnh, mạch Sác thì tâm phiền, mạch Đại thì bệnh đang tiến triển. Mạch là phủ của huyết, Vinh khí dựa vào mà đi trong mạch, Vệ khí dựa vào mà đi ở ngoài. Mạch theo khí đi, huyết theo mạch chạy. Vinh Vệ điều hòa, khí và huyết thông ứng, đó là người bình thường.
C- CÁC BỘ VỊ ĐỂ CHẨN MẠCH

Hiện nay, đa số các thầy thuốc chọn cách xem mạch theo học thuyết của Lý Đông Viên như sau:




TAY PHẢI

TAY TRÁI

THỐN

Phế Đại Trường

Tâm Tiểu Trường

QUAN
Tỳ Vị
Can Đởm

XÍCH

Mệnh Môn Tam Tiêu

Thận Bàng Quang








Sự Liên Hệ Giữa Các Bộ Vị Mạch

Dựa theo đặc tính sinh khắc của Ngũ Hành, áp dụng vào cách phân định bộ vị của mạch và tạng phủ theo Lý Đông Viên, ta có:

+ Tương Sinh:

Thận Thủy (bộ xích tay trái) sinh Can Mộc (Quan), Mộc sinh Hỏa (Thốn) và Hỏa (Mệnh Môn - xích bên phải) sinh Tỳ Thổ (Quan), Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Thốn).



TAY TRÁI
TAY PHẢI
THỐN
Tâm Hỏa
Phế Kim
QUAN
Can Mộc
Tỳ Thổ
XÍCH
Thận Thủy
Mệnh Môn (Hỏa)


+ Tương Khắc:

Nhìn vào hàng ngang, giữa 2 tay phải và trái, và giữa các bộ vị cùng tên, ta thấy có sự tương khắc: Tâm Hỏa khắc Phế Kim, Can Mộc khắc Tỳ Thổ, Thận Thủy khắc Mệnh Môn Hỏa.



TAY TRÁI
TAY PHẢI
THỐN
Tâm Hỏa
Phế Kim
QUAN
Can Mộc
Tỳ Thổ
XÍCH
Thận Thủy
Mệnh Môn Hỏa


Nếu nhìn chéo sẽ thấy: Phế Kim khắc Can Mộc, Tỳ Thổ khắc Thận Thủy và như vậy sẽ có 1 vòng liên hợp tương khắc như sau:

Tâm Hỏa khắc Phế Kim, Phế Kim khắc Can Mộc, Can Mộc khắc Tỳ Thổ, Tỳ Thổ khắc Thận Thủy, Thận Thủy khắc Mệnh Môn Hỏa, và vòng tương khắc cứ như vậy mà tiếp diễn.

Có lẽ vì vậy mà hình thái định vị này đươc nhiều người chú ý và chấp nhận.
BS Se S2T
BS Se S2T
Chuyên viên an ninh Se S2T
Chuyên viên an ninh Se S2T

Nam Con Giáp : Scorpio
Tuổi giáp Trung Hoa : Horse
Tổng số bài gửi : 797
Điểm Se S2T : 115494
Sinh Nhật : 03/11/1990
Tham gia ngày : 29/04/2010
Tuổi : 33
Đến từ : Thành Phố Hoa Hồng

Huy chương
Sức mạnh:
MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN Left_bar_bleue100/100MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN Empty_bar_bleue  (100/100)
Điểm SeS2T:
MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN Left_bar_bleue35/50MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN Empty_bar_bleue  (35/50)

Về Đầu Trang Go down

Share this post on: reddit

MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN :: Comments

BS Se S2T

Bài gửi Fri May 21, 2010 5:06 pm by BS Se S2T

MẠCH LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN
CÁCH PHÂN BIỆT MẠCH:
MẠCH ĐOẢN VÀ ĐỘNG
· Đoản là mạch âm, không đầu, không đuôi, mạch đến trì trệ.
Động là mạch dương, không đầu, không đuôi, mạch đến nhanh và trơn.
MẠCH HỒNG VÀ THỰC
· Mạch Hồng tựa như nước lụt, to, tràn đầy đầu ngón tay, nặng tay hơi giảm.
· Mạch Thực thì chắc nịch, ứng dưới tay có lực, nặng nhẹ tay đều vẫn thấy như vậy.
MẠCH HUYỀN VÀ TRƯỜNG
· Huyền giống như dây cung, căng thẳng, cứng đều mà không dội vào tay.
· Mạch Trường như cây sào, vượt qua cả vị trí gốc mà lại không dội vào tay.

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết